ĐẠO TẶC KHOA
HỌC TRONG CUỐN SÁCH “HÁT BỘI, ĐỜN CA TÀI TỬ VÀ CẢI LƯƠNG CUỐI TK19 ĐẦU TK20” CỦA NGUYỄN LÊ TUYÊN, NGUYỄN ĐỨC HIỆP
Dưới đây, xin phân tích những chi tiết đạo tặc khoa
học trong cuốn sách Hát bội, đờn ca tài
tử và cải lương cuối TK19 đầu TK20, phần do Nguyễn Lê Tuyên viết trong sự
đối sánh với bản gốc của tôi, như đã trình bày ở phần trước.
-Trang
85: Khi giới thiệu những nghiên cứu về mặt âm nhạc
học bản Vũ điệu Đông dương, tác giả cuốn sách đã viết: “chúng tôi xin đưa ra vài nhận xét sơ khởi để đóng góp vào việc nghiên
cứu tài liệu quan trọng này”. Đây là điều phi lý bởi “chúng tôi” ở sách là đồng tác giả Nguyễn Lê Tuyên và Nguyễn Đức
Hiệp, thế nhưng kết quả nghiên cứu trình bày sau đó lại chủ yếu là của tôi (Bùi
Trọng Hiền). Mặt khác, như khởi đầu vụ việc, Tuyên vốn xin tôi được đứng chung
tên ban đầu để làm bản tham luận cho anh ta đi hội thảo, nhưng anh ta đã không
làm vậy. Còn nếu đăng nghiên cứu của tôi vào cuốn sách chung tên với người
khác, lẽ ra Tuyên phải xin phép tôi trước. Nên nhớ cuốn sách này xuất bản (tháng
7/2013) trước khi bài của Tuyên in chung với tôi được đăng trên tạp chí Nghiên
cứu âm nhạc (Viện Âm nhạc), thế nên việc trích dần nguồn tài liệu của tôi “sắp
xuất bản” trong cuốn sách là điều thật khôi hài. Ngoài ra, như đã biết, Vũ điệu
Đông dương vốn là một bản ký âm không hoàn chỉnh theo kiểu do, re, mi… Vì thế nhận
định “Khác với các sách vở bài bản nhạc
tài tử ở Việt Nam
với chữ đàn, tài liệu này ghi thêm rất nhiều chi tiết theo âm nhạc Tây phương”
của Nguyễn Lê Tuyên là một sự so sánh mơ hồ, gây hỏa mù với độc giả.
-Tôi viết trong bản gốc: “bản ký âm “Danse De L’indo-chine” của Tiersot chưa chính xác về khuôn
nhịp. Ví dụ như theo cách vạch nhịp của ông, nhịp mở đầu loại 6/4, nhịp thứ hai
là 4/4, nhịp thứ ba là 11/4…” và “Trong
bản ký âm gốc của Tiersot, ông chia bản nhạc thành nhiều nhóm vạch nhịp kép
(||) với sự phân bố không giống nhau.”
-Trang 86: Tuyên cắt nối 2 đoạn thành “1.Tiersot sử dụng rất nhiều nhóm vạch nhịp kép (||) với sự phân bố
không giống nhau: khuông nhịp mở đầu 6/4, nhịp thứ hai là 4/4, nhịp thứ ba là
11/4…”
-Tôi viết trong bản gốc: “với cấu trúc giai điệu đã ký âm, có thể xác định bản nhạc này thuộc hơi Bắc với hàng âm cơ bản như sau:
Với cách ghi
nốt nhạc kiểu Do, Re, Mi... ở đây, cần hiểu tính ước lệ cao độ. Bởi trên thực
tế thang âm hơi Bắc có mối tương quan
khác với thang Bình quân châu Âu. Trong hơi Bắc, các bậc Công và Xừ (U) phải
được rung trong diễn biến giai điệu.”
-Trang 86- 87: Tuyên
viết “2. Giai điệu của bản Vũ điệu Đông
dương thuộc thang âm ngũ cung như sau:
3.Thang âm
này thuộc hơi Bắc. Theo nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền thì trong hơi Bắc các bậc
Công và Xừ (U) phải được rung trong diễn biến giai điệu. (Chú thích 1: Nguyễn
Lê Tuyên & Bùi Trọng Hiền, ‘Bản ký âm nhạc Tài tử năm 1900 của Julien
Tiersot’. Nghiên cứu Âm nhạc (Sắp xuất bản )”
Ở đây, theo cách viết và cách nhắc đến tôi, người đọc
đương nhiên sẽ hiểu những nhận định trước đó, đặc biệt việc xác định âm điệu Bắc (hơi Bắc) cho Vũ điệu
Đông dương là nghiên cứu của Tuyên chứ không phải của tôi. Xin nói rõ, để xác
định âm điệu cơ bản của bản nhạc, tôi phải tiến hành phân tích từ toàn bộ đến
từng phần các bậc âm cấu thành giai điệu. Sau đó, dựa trên hệ thống lý thuyết mà
cá nhân tôi đã đúc kết để đoán định xem Vũ điệu Đông dương thuộc hàng âm cơ bản
nào (Xàng- Xề- Cồng- Hò (Liu)- Xừ (U)- Xang)? Đâu là bậc âm chính/ phụ..? Thuộc
hơi nào trong hệ thống âm điệu cơ bản
của nhạc tài tử? Từ đó mới xác định được phương
pháp trang điểm mang tính quy luật hơi
Bắc cho Vũ điệu Đông dương, có nghĩa các bậc âm phải rung nhấn, luyến láy
như thế nào.
Để làm được điều đó, đòi hỏi một bề dày kinh nghiệm
nghiên cứu loại nhạc này trong nhiều năm. Vậy mà trong cuốn sách, Tuyên đã
ngang nhiên viết như thể đó là nghiên cứu của anh ta (3.Thang âm này thuộc hơi Bắc-tr.87). Mặt khác, ở đây do không nắm
vững kiến thức phân tích cổ nhạc nên trong khi tôi gọi dãy bậc âm từ thấp lên
cao là hàng âm cơ bản thì khi “xào
nấu” lại, Tuyên lại gọi đó là thang âm rồi
sau đó phán là “thang âm này thuộc hơi
Bắc”, chứng tỏ anh ta không hiểu khái niệm thang âm là gì.
Trên thực tế, thang
âm là mối tương quan độ cao được điều chỉnh chuẩn xác. Trong nhạc tài tử, thang âm là yếu tố cấu thành hơi (hệ âm điệu cơ bản). Mỗi hơi trong
nhạc tài tử bao chứa từng loại thang âm có tương quan tần số cao độ riêng. Về
nguyên tắc khoa học, viết ký tự các âm bậc do, re, mi… trên 5 dòng kẻ, không
đưa ra chỉ báo độ lớn các quãng mà gọi đó là thang âm Bắc như Tuyên trình bày, người đọc tất sẽ ngộ nhận thang âm Bắc giống như thang âm bình quân châu Âu. Như thế, khi
“xào lại” nghiên cứu của tôi, Tuyên hoàn toàn không hiểu khái niệm tương quan cao độ mang tính ước lệ mà
tôi đã dẫn giải. Chưa kể như đã nói, việc trích dẫn từ một tài liệu “sắp xuất
bản” ở trang 87 là điều khá hài hước của cuốn sách.
Ngoài ra, sẽ thấy cái gọi “nghiên cứu” của Tuyên thêm
vào bao gồm “4.Tốc độ biểu diễn là “Nhịp
vừa phải” (Modéré)./ 5.Phần tiết tấu với các nốt đen, móc đơn, móc đơn chấm,
móc đôi./ 6.Phần diễn cảm: ký hiệu luyến láy ghi chép cẩn thận ở một số âm độ:
i. Khuông nhịp 3: Rê (Xê) xuống Đô (Xang) và trở về Rê (Xê). ii. Khuông nhịp 3,
19 và 23: Rê (Xê) lên Mi (Cống) và trở về Rê (Xê). iii. Khuông nhịp 3: Đô
(Xang) lên Rê (Xê) và trở về Đô (Xang)./ 7. Dấu nhấn mạnh (accent) ở khuông
nhịp 3, 11 và 20”. Ở đây, việc chỉ ra vài chi tiết luyến láy, dấu nhấn ít
ỏi hay tốc độ vốn có trong bản ký âm sẽ chẳng nói lên điều gì, hay việc mô tả
bản Vũ điệu Đông dương có các nốt đen, móc đơn… như thế nào là điều khá khôi
hài ở góc độ nghiên cứu. Bất kể ai có kiến thức nhạc Tây phương cũng sẽ
thấy những “đóng góp” của Tuyên “thêm vào” ngô nghê như thế nào!
-Tôi viết trong bản gốc: “Căn cứ trên bản ký âm của Tiersot, chúng tôi phân chia lại nhịp của bản
nhạc dựa trên cấu trúc các bản Bắc thuộc loại ngắn (nhịp một- tương đương nhịp
2/4). Và, chúng ta sẽ có đoạn nhạc hoàn chỉnh như sau:
(Hình bản nhạc phục chế theo ký tự do, re, mi…)
Lưu ý: Dưới các nốt nhạc theo hệ Do, Re, Mi…
là ký tự nhạc thanh truyền thống tương ứng của nhạc Tài tử Việt Nam
là: Hò, Xừ, Xang… Trong bản ký âm gốc của Tiersot, ông chia bản nhạc thành
nhiều nhóm vạch nhịp kép (||) với sự phân bố không giống nhau. Trong bản ký âm
hiệu đính, chúng tôi ghi các nốt nhạc kết thúc nhóm vạch nhịp kép của bản gốc
thành mầu đỏ để chúng ta tiện quan sát.
5-Từ đó, rút
ra được bản “Danse De L’indo-chine” ký âm theo hệ ký tự truyền thống như sau:
(Hình bản nhạc phục chế theo ký tự hò, xự, xang…)”
-Trang 87: Tuyên
viết “Căn cứ trên bản ký âm của Tiersot,
Bùi Trọng Hiền phân chia lại nhịp của bản nhạc dựa trên cấu trúc các bản Bắc
thuộc loại ngắn (nhịp một- tương đương nhịp 2/4). Đoạn nhạc hoàn chỉnh sẽ như
sau: (Chú thích 2: Lưu ý: Dưới các
nốt nhạc theo hệ Do, Re, Mi… là ký tự nhạc thanh truyền thống tương ứng của
nhạc Tài tử Việt Nam
là: Hò, Xừ, Xang… Trong bản ký âm gốc của Tiersot, ông chia bản nhạc thành
nhiều nhóm vạch nhịp kép (||). Trong bản ký âm hiệu đính, chúng tôi ghi các nốt
nhạc kết thúc nhóm vạch nhịp kép của bản gốc thành mầu đỏ để chúng ta tiện quan
sát.)
Sẽ thấy, việc lấy gần như nguyên vẹn chú giải bản nhạc
do, re, mi… của tôi làm thành chú thích 2 như trong sách tất sẽ gây cho người
đọc tưởng lầm là của tác giả cuốn sách. Hơn nữa, trong bản gốc gửi cho Tuyên,
tôi vốn có dụng ý khi “ghi các nốt nhạc
kết thúc nhóm vạch nhịp kép của bản gốc thành mầu đỏ” nhằm giúp người đọc
nhận dạng đối sánh, đi kèm với bản nhạc có những nốt mầu đỏ. Khi “xào” lại,
Tuyên chắc không nắm được vấn đề nên cứ để nguyên mà đưa vào, trong khi bản
nhạc in trong sách toàn một màu đen, không thể hiện đúng các nốt mầu đỏ như chú
giải của tôi.
-Trang 88-
89: Có một lỗi rất khó hiểu ở đây. Bản
Vũ điệu Đông dương tái tạo theo hệ thống do, re, mi… không hiểu sao bị tách
thành 2 phần, chen giữa lại là lời dẫn của tôi (được chép nguyên văn) về bản
nhạc theo hệ thống hò, xự, xang… (“Từ đó,
rút ra được bản “Danse De L’indo-chine” ký âm theo hệ ký tự truyền thống như
sau:”). Còn bản nhạc tôi phục chế theo hệ ký tự hò, xự, xang… lại bị đẩy hẳn
sang mục sau (Vũ điệu Đông dương- trang
90). Lẽ ra khi giới thiệu bản nhạc kiểu nào (do, re, mi… hay hò, xự, xang…)
thì phải đưa tiếp hình bản nhạc kiểu đó liền kề phía dưới. Có thể coi đây như
lỗi “cắt dán” kiểu “râu ông nọ cắm cằm bà kia”. Điều đó chứng tỏ Tuyên không
nắm rõ các kết quả nghiên cứu của tôi nên mới trình bày lung tung như vậy. Đây
quả thực là lỗi không thể chấp nhận ở một cuốn sách khoa học.
-Tôi viết trong bản gốc: “Căn cứ vào tuyến giai điệu đã ghi, rất khó xác định đây là bài bản nào,
hoặc giả cũng có thể là một bài nhạc Tài tử đã thất truyền?!” và “Cũng căn cứ vào cấu trúc giai điệu vận hành
trên toàn bộ, có thể đoán định đây là một bản nhạc (hoặc một liên khúc ngắn)
hơi Bắc thuộc dạng nhỏ (nhịp một), khá gần gũi với kiểu dạng các bài trong liên
khúc “10 bản ngự” (Thập thủ liên hoàn) hay liên khúc “Lưu- Bình- Kim”.”
-Trang 91: Sau khi đưa ra bản nhạc tái tạo theo hệ ký tự truyền
thống (nhưng không đề tên tôi phục dựng), Tuyên viết “So sánh với các bài bản, hiện nay chưa thể xác định giai điệu của Vũ
điệu Đông dương là bài Nhạc tài tử nào. Bản nhạc này có thể là một “Bản Tổ”
nhạc Tài tử đã thất truyền. Hoặc cũng có thể đây là một liên khúc nhạc Tài tử
đã được sử dụng để phù hợp với điệu múa của Cleo de Merode tại Hội chợ Thế giới
Paris .”
Ở đây, không phải bàn nhiều cũng hiểu một nhạc sĩ guitar
Tây như Tuyên sao có khả năng, trình độ và vốn liếng để mà “so sánh” Vũ điệu
Đông dương “với các bài bản” của nhạc Tài tử. “Xào lại” câu chữ của tôi, Tuyên
quên rằng để có được nhận định đó phải là người từng trải nhiều năm với giới
nghề mới mong có được sự so sánh giai điệu các bài bản trong kho tàng khổng lồ
của nhạc tài tử. Thế nên khỏi phải bàn đến những suy diễn ngô nghê khác của
Nguyễn Lê Tuyên, như việc giả định Vũ điệu Đông dương là “một “Bản Tổ” nhạc Tài tử đã thất truyền” chẳng hạn. Điều đó cho
thấy anh ta hoàn toàn không hiểu khái niệm bản
tổ là gì. Hẳn các danh cầm, nhạc sư giới nghề đờn ca tài tử sẽ phản ứng với
điều này.
Ngoài ra, cần thấy rằng cái tên “Vũ điệu Đông dương”
là do người Pháp đặt chứ không thể coi đó là tên gọi một bài bản cổ truyền Việt
Nam .
Chúng ta trân trọng các mảnh miếng di cảo của người xưa song không thể đẩy vống
vấn đề “lên mây xanh” như Nguyễn Lê Tuyên đã làm rầm rĩ! Hiện nay, chưa thể coi
“Vũ điệu Đông dương” – một bản ký âm không hoàn chỉnh của học giả Julien
Tiersot là một “bản nhạc tài tử” đúng
nghĩa. Còn bản “Vũ điệu Đông dương” được tôi phục chế tái tạo, như đã trình bày
lại bao chứa những biên soạn thời nay
theo ý muốn cá nhân tôi, nó cần được nhìn nhận đúng mức khoa học chứ không thể
coi đó là “bản nhạc tài tử thất truyền”.
Bởi vậy, việc trình diễn bản nhạc tái tạo của tôi càng không thể coi là sự “diễn lại bản nhạc tài tử mà Julien Tiersot
đã ký âm năm 1900”, rồi “được sống
lại để ra mắt trước khán giả và các nhà nhạc học thế giới như đã trình diễn tại
Paris vào năm 1900” (trang 91). Đây thực chất là một hành vi đánh tráo khái
niệm của Nguyễn Lê Tuyên mang tính lừa đảo dư luận.
*
Giờ đây, nhìn lại sự việc đã qua, những gì thiên hạ
thường gọi là “khẩu thiệt vô bằng” thì đành vậy! Như chuyện kể về nhạc sĩ Pháp
Claude Debussy đã ngưỡng mộ dàn nhạc Tuồng như thế nào (lời giảng của thầy Vũ
Nhật Thăng), cái mà tôi đã thuật lại cho Tuyên nghe, khuyên anh ta tìm tư liệu
minh chứng giờ được Tuyên xếp thành hẳn một đề mục trong sách (Claude Debussy
và Hát Bội- trang 33). Trong đó, việc Tuyên làm là trình bày lại các nghiên cứu
của học giả Michael Schmitz. Ở đây, người đọc sẽ tưởng rằng anh ta tự suy đoán
được vấn đề rồi lục tìm chính xác trong kho tàng thư viện khổng lồ bên Pháp,
quá “giỏi”! Thế nhưng với những bằng chứng còn lại cũng đủ để làm rõ câu chuyện
đạo tặc khoa học trắng trợn. Thú thực, tôi vốn cũng định bỏ qua chuyện này bởi
những gì đã làm với tôi quá bé nhỏ, nhưng tự nhủ như thế là tiếp tay cho kẻ
khác lừa dối truyền thông, lừa dối những danh cầm Nam Bộ, nên không thể không lên
tiếng.
Với bản Vũ điệu Đông dương tái tạo, được biết giờ đây
người ta đang định dùng nó như một “bản cổ nhạc quý giá” để chuẩn bị làm phim
trong một dự án lớn mang tên “Nhà hát Đông dương” với nhiều ý đồ hay ho. Người
ta còn dự đoán rằng cô đào Tây Cléo de Mérode chính là tiền đề để người Việt
bắt chước mà tạo ra sân khấu Cải lương(!). Đứng về mặt âm nhạc học, là người
sắp đặt câu, nhịp thời gian và định vị âm điệu hơi Bắc cho bản Vũ điệu
Đông dương tái tạo, so với kho tàng bài bản cổ điển khổng lồ của đờn ca tài tử,
thú thật tôi coi đây là một giai điệu kém hấp dẫn. Tôi tin rằng giới nghệ nhân Nam
Bộ có nghe, hẳn ai cũng cảm nhận như vậy!
Cũng có thể nói, việc tôi tái tạo Vũ điệu Đông dương
tương tự việc phục chế một khuôn mặt trên những mảnh xương sọ không hoàn chỉnh.
Hẳn quá ít người biết được sản phẩm tái tạo liệu có đúng, có đẹp, có “nguyên
bản” hay không? Thử giả thiết rằng nếu tôi bịa ra hình hài “nhạc Tài tử” cho Vũ
điệu Đông dương thì sao? Liệu Nguyễn Lê Tuyên có dám coi đó là “bản Tổ”, “bản
nhạc cổ nhất” để tiến hành dự án Nhà hát Đông dương nữa hay không? Nhưng nếu
làm, bọn họ không thể phủ nhận được trong đó có phần sáng tạo (soạn nhạc) của
tôi (kể cả bịa)! Về mặt luật định, Nguyễn Lê Tuyên và Nguyễn Đức Hiệp không thể
tự tiện dùng bản Vũ điệu Đông dương tái tạo như một sản phẩm nguyên vẹn lấy về từ Pháp. Xin nhắc lại một lần nữa, trước
đó Vũ điệu Đông dương vốn chỉ là một bản nháp ký âm dang dở, không thể diễn tấu.
Mất đi một người bạn, một người anh kể cũng
buồn. Chỉ có điều này thật không hiểu nổi và quá thất vọng, rằng tại sao một nghệ
sĩ được giáo dục, đào tạo bài bản trong môi trường văn minh khoa học mẫu mực kiểu
phương Tây lại có thể hành xử như vậy? Để làm gì? Mấy năm trước, có một nghiên
cứu sinh người Bỉ phỏng vấn tôi về Ca trù nhằm phục vụ cho luận án TS của anh
ta. Độ 2 năm sau, anh chàng gửi email nói xin phép được sử dụng nội dung khoa
học đó vào một cuốn sách khác, rằng người chủ biên yêu cầu phải được sự đồng ý
của tôi, họ mới chấp nhận; Hay chuyện một NCS người Mỹ khác, thậm chí từng lời
nhận định chuyên môn ở quán cafe, từng bức vẽ phác thảo nhạc cụ minh họa vụn
vặt của tôi, tưởng chỉ để chơi, ai ngờ sau này khi hoàn thành luận án và in
sách, cô ấy cũng sòng phẳng ghi tên tôi ở từng chi tiết theo đúng luật kiểu
Tây. Lạ thật!
Vĩ thanh
1- Được biết cuối năm 2013, Nguyễn Lê Tuyên đang xúc tiến nhờ người quen gửi tặng một số lượng lớn cuốn “Hát bội, đờn ca tài tử và cải lương cuối TK19 đầu TK20” cho sinh viên một số trường đại học ở tp.Hồ Chí Minh với mục tiêu quảng bá rộng rãi miễn phí. Khỏi phải bàn đến hệ lụy của nó.
2-
Trong bài Múa vũ khúc Đông dương trình
diễn tại Úc trên báo Tuổi trẻ số ra ngày 6/12/2013, có đoạn viết " Sau hai lần phục dựng (lần 1 tại Hội nghị âm nhạc truyền thống quốc tế Thượng Hải, Trung Quốc) vào tháng 7 - 2013, lần 2 tại Cà phê Thứ bảy, TP.HCM vào tháng 9 - 2013), bản đờn ca tài tử và điệu múa Vũ khúc Đông Dương được nhóm Nhà hát Đông Dương đang có mặt tại Úc là đạo diễn Huy Moeller, nhạc sĩ Nguyễn Lê Tuyên và nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Hiệp phục dựng và trình diễn tại Sydney." Đây liệu có phải sự
nhầm lẫn của báo chí hay hệ lụy của chuỗi động thái lừa dối dư luận?
3- Trên
báo Lao động số ra ngày 27/12/2013, tôi đã trả lời phỏng vấn về vụ việc:
http://laodong.com.vn/van-hoa/quanh-ban-phuc-dung-vu-khuc-dong-duong-lai-them-mot-nghi-an-dao-van-169958.bld
http://laodong.com.vn/van-hoa/quanh-ban-phuc-dung-vu-khuc-dong-duong-lai-them-mot-nghi-an-dao-van-169958.bld
4-
Trong bài Giới thiệu phim tài liệu Vũ
khúc Đông dương trên báo Tuổi trẻ số ra ngày 8/1/2014, Nguyễn Lê Tuyên hùng
hồn tuyên bố "Tất cả những nghiên cứu hay kiến thức của tôi đã được trình bày rõ rất rõ ràng trong sách. Tôi không muốn đôi co thêm. Trong quá trình nghiên cứu, vì muốn đi đến tận cùng vấn đề, thấu đáo mọi việc nên tôi mới cậy nhờ anh Bùi Trọng Hiền góp thêm ý kiến cũng như chuyển từ tam âm phương Tây sang nhạc tài tử và cũng đã đề cập rất rõ ràng, đây đủ trong các tài liệu công bố. Thực tế, với bản ký âm phương Tây thì các nhạc sư tại nhạc viện vẫn có thể tái hiện được."
Thế đấy, những nghiên cứu cũng như sản phẩm tái tạo Vũ điệu Đông
dương của tôi nằm trong 2 mục cuốn sách chỉ được Tuyên coi là "góp thêm ý kiến" và "chuyển từ tam âm phương Tây sang nhạc tài tử" một cách mơ hồ. Hẳn anh ta khi đó chưa biết rằng những bằng
chứng đạo tặc khoa học cũng như những lỗi ngớ ngẩn trong cuốn sách sẽ được công
bố chi tiết như thế nào. Còn các vị "nhạc sư nhạc viện" (tp.Hồ Chí Minh) mà Tuyên cho rằng "vẫn có thể tái hiện được" bản nhạc
(tức không thèm chơi bản nhạc tôi tái tạo) thì tôi biết khá rõ trình độ của họ.
Nếu các vị ấy có khả năng chơi bản ký âm
không hoàn chỉnh của Julien Tiersot giúp Nguyễn Lê Tuyên thì xin nhớ rằng:
-Thứ nhất,
không được diễn tấu Vũ điệu Đông dương trên trên hơi Bắc với hệ bậc âm cơ bản tương
quan mà tôi đã xác định.
-Thứ hai, không
được chơi theo câu đoạn của bản nhạc hoàn chỉnh mà tôi đã phân định, sắp xếp.
Bởi như đã nói- đó là phát hiện, là sáng tạo của riêng
tôi!
5-
Không biết Nguyễn Lê Tuyên có thể tiếp tục lừa dối báo chí và công luận trong
nước đến bao giờ?
Bùi Trọng Hiền
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét