Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2012

ĐƯỜNG ĐI CỦA ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG - KHẢO SÁT & SUY NGẪM (P2)



3. Đi tìm giải pháp...

Từ một số khảo sát trênđây, chúng tôi cho rằng hiện nay chúng ta cần đặt định rõ hướng đi trong hiện tại và tương lai. Phảicụ thể hóa mọi khái niệm và hành động. Những chuyện "sợi tóc chẻ làm tư" thường làm cho nhiều người khó chịu song khoa học là như thế. Đã đến lúc phải nói và làm cái chuyện "thà muộn còn hơn không"!

-Vấn đề thứ nhất: Trước hết chúng ta cần xác định rõ bảo tồn vốn có nghĩa là giữ lại không để cho mất đi(2)nên tính nguyên vẹn của đối tượng cần được đặt lên hàng đầu. Do đó, việc bảo tồn các giá trị cổ nhạc trong xã hội Việt Nam đương đại nhất thiết phải quán triệt theo nguyên tắc bảo tồn nguyên vẹn. Việc cải biên, cải tiến đối tượng theo cái gọi là "góc nhìn thời đại" thì sẽ không còn là bảo tồn nữa. Vấn đề đặt ra chỉ còn là thế nào lànguyên vẹn? Và, phương pháp bảo tồn như thế nào?

ĐƯỜNG ĐI CỦA ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG - KHẢO SÁT & SUY NGẪM (P1)



(Thay cho lời tuyên ngôn của tôi về âm nhạc cổ truyền dân tộc)

1. Thực trạng…

Trong nền âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam, nhìn theo chiều dài lịch sử, mỗi thể loại đều đã từng có đời sống xã hội riêng của nó. Bước sang thế kỷ XXI, kể như chúng ta đã trải qua gần 50 năm phát triển văn hóa nghệ thuật dân tộc với phương châmkhoa học hóa, hiện đại hóa để hội nhập với thời đại. Và, đã đến lúc cần nhìn lại toàn cảnh nền âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam. Với tư cách những người làm công tác nghiên cứu âm nhạc dân tộc, hơn ai hết, chúng tôi luôn phải đối mặt với những thực trạng mà người ngoài nghề không thể biết. Bởi vậy những gì sắp trình bày chắc hẳn sẽ làm nhiều người không hài lòng. Dù rằng đó mới chỉ là một phần trong những sự thật mà chúng tôi có thể nói.

Vào thời điểm hiện nay, có thể khẳng định rằng so với cách đây phân nửa thế kỷ, chúng ta đã để thất truyền vô số giá trị cổ nhạc Việt Nam. Đại đa số các thể loại đều đang rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Vốn liếng ngày một cạn kiệt bởi nhiều tinh hoa cổ truyền nước Việt đã ra đi không trở lại theo các nghệ nhân về cõi vĩnh hằng. Tầng lớp khán giả ngày càng thưa thớt, nhiều khi chỉ thu hẹp trong giới những người làm nghề. Hơn 10 năm nay, trên công luận bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều những tiếng kêu cứu cho các giá trị cổ nhạc nước Việt. Có lẽ chưa bao giờ người ta nhắc nhiều đến vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc như hiện nay. Dù không nói ra, song nhiều nhà hoạt động văn hóa nghệ thuật cũng hiểu rằng có lẽ chúng ta đã phạm một sai lầm nào đó trên chặng đường đã qua.

Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2012

Lời thưa trước


Tôi lập bog này với mục đích duy nhất để quáng bá âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam. Không chỉ là công việc hay sự nghiệp đơn thuần, mà hơn thế, cổ nhạc đất Mẹ là tình yêu, là máu thịt, là hơi thở, là sự sống, là duyên nợ, là khoái cảm trong tôi từ hồi nào, và tôi muốn chia sẻ tất cả với quý vị! Si phu Bac Ha’s Blog xin dành tặng cho tất cả những người con đất Việt và những người bạn 4 phương- thay cho lời tạ ơn với NGHỆ NHÂN CỔ NHẠC- những người THẦY đã trao cho tôi những di sản vô giá từ ngàn xưa để lại. Tôi vô cùng tự hào vì được gắn bó với họ! Bao năm tháng trôi qua, có thể chỉ tôi biết, bạn không biết, hay chẳng một ai biết, nhưng họ cũng không quan ngại, để tâm nhiều đến vị thế xã hội của mình. Dòng đời cứ cuốn trôi, họ vẫn âm thầm gìn giữ, ôm ấp nguồn sữa Mẹ đất Việt. Những hình ảnh bạn nhìn thấy, có người vẫn đang tiếp tục tồn tại trong buổi xế chiều, nhưng cũng có người đã ra đi, đem theo cả một kho tàng cổ nhạc vô giá về bên kia thế giới. Đi bên họ, góp nhặt chút hương thừa, được làm học trò nhỏ, được họ dạy dỗ, che chở, yêu thương, đùm bọc, tôi tự nhận thấy mình là kẻ may mắn biết mấy!